Các thứ hạng kyu và dan Phân hạng và tính điểm trong cờ vây

Theo truyền thống, trình độ của người chơi được xác định bằng cách sử dụng các thứ hạng kyu và dan.[1] Các thứ hạng kyu được coi là phân hạng của học trò.[2] Các thứ hạng dan được coi là phân hạng của bậc thầy.[2] Những người mới bắt đầu học luật chơi cờ thường được xếp hạng khoảng 30-kyu.[3] Khi họ tiến bộ, họ thăng tiến thông qua việc giảm con số thứ hạng của kyu. Thứ hạng kyu tốt nhất có thể đạt được là 1-kyu. Nếu người chơi tiếp tục tiến bộ vượt qua 1 kyu, họ sẽ nhận được thứ hạng 1-dan, và từ đó sẽ phấn đấu lên các cấp cao hơn với con số thứ hạng của dan tăng lên.[3] Trong võ thuật, 1-dan tương ứng với đai đen. Những người chơi rất xuất sắc có thể đạt được một thứ hạng dan chuyên nghiệp.[3]

Hệ thống xếp hạng được xếp loại từ bậc thấp nhất đến cao nhất:

Loại thứ hạngKhoảngGiai đoạn
Kyu có hai chữ số (級,급) (gup trong tiếng Hàn Quốc)30–21kSơ cấp
Kyu có hai chữ số (viết tắt: DDK)20–11kNgười chơi thông thường
Kyu có một chữ số (viết tắt: SDK)10–1kNghiệp dư trung bình
Dan nghiệp dư (段,단)1–7d (với 8d là một danh hiệu đặc biệt)Nghiệp dư nâng cao
Dan chuyên nghiệp (段,단)1–9p (với 10p là một danh hiệu đặc biệt)Người chơi chuyên nghiệp

Mặc dù gần như tất cả các tổ chức đều sử dụng hệ thống này, không có một hệ thống hiệu chuẩn nào mang tính phổ quát. Những ý nghĩa của việc trao các thứ hạng và sức cờ tương đương với mỗi thứ hạng đó khác nhau giữa các quốc gia và giữa các máy chủ cờ vây trực tuyến. Điều này có nghĩa là, một kì thủ được xếp hạng 2-kyu ở một quốc gia sẽ chỉ có thể được xếp hạng 5-kyu ở đất nước khác.[4]

Những khác biệt trong sức cờ cho các cấp độ dan nghiệp dư nói chung có sự tương ứng với mức độ chấp cờ sẽ giúp giảm bớt sự chênh lệch để tạo ra một ván đấu cân bằng giữa hai kì thủ. Chẳng hạn, một kì thủ 3d có thể chấp đi trước hai quân cờ trước một kì thủ 1d và thắng với cách biệt nửa mục trước người đó. Trái lại, khác biệt giữa các thứ hạng chuyên nghiệp thì nhỏ hơn nhiều, có lẽ là từ 1/4 tới 1/3 mục chấp. Có một sự khác biệt đáng kể giữa sức cờ của những kì thủ 9p thông thường và những kì thủ xuất sắc nhất thế giới, bởi 9p là cấp độ cao nhất được đặt ra, đây có thể là lí do cho sự khác biệt này.

Nguồn gốc

Các thứ hạng cho cờ vây đã được đưa ra ở Trung Hoa vào thế kỉ 2, khi Hàm Đan Thuần (tiếng Trung: 邯郸) mô tả hệ thống phân hạng Cửu phẩm chế (九品制) trong cuốn sách Nghệ kinh (艺经).Từ đầu thế kỷ 17, người Nhật đã hình thức hóa việc giảng dạy và xếp hạng trong cờ vây.[5] Hệ thống này sau đó được sử dụng trong các đạo trường dạy võ thuật; và được cho là có nguồn gốc từ các thứ bậc trong triều đìnhTrung Quốc. Người ta cho rằng sự thật là có 9 cấp bậc dan chuyên nghiệp có nền tảng từ nguyên gốc cửu phẩm chế của Trung Quốc.

Khác biệt giữa hai cấp bậc nghiệp dư được so sánh dựa trên số mục được chấp mà người chơi yêu cầu, thậm chí tỷ lệ nghịch với một cầu thủ mạnh hơn. Một người chơi 5-kyu nói chung sẽ cần được chấp 3 mục khi thi đấu với một người chơi 2-kyu để chia đều cơ hội chiến thẳng cho cả hai người. Tương tự, một kì thủ 3-dan sẽ cần được chấp 2 mục khi đối đầu với một đối thủ 5-dan.

Đạt được một thứ hạng dan

Các thứ hạng dan (viết tắt trên mạng là "d") được dành cho những người chơi nghiệp dư có trình độ khá cao. Mặc dù nhiều tổ chức cho các kì thủ chọn thứ hạng kyu của riêng mình đến một mức độ nào đó, các thứ hạng dan thường được quy định từ trước. Điều đó có nghĩa là kì thủ sẽ phải thể hiện những kết quả tốt trong các giải đấu hoặc vượt qua các phần thi để được trao một thứ hạng dan. Những học viên nghiêm túc với các ván cờ thường sẽ cố gắng đạt được một thứ hạng dan, nhiều như những võ sĩ thi đấu võ thuật sẽ cố gắng giành được đai đen. Với những người chơi nghiệp dư, các thứ hạng dan đến 7-dan hoàn toàn có thể đạt được. Bên trên mức độ này, một người chơi phải trở thành một kì thủ chuyên nghiệp để được thăng cấp sau này. Ở Nhật Bản và Trung Quốc, một vài người chơi được trao thứ hạng 8-dan nghiệp dư như một danh hiệu danh dự cho thành tích xuất sắc. Tại Hoa Kỳ, các thứ hạng dan nghiệp dư thường dựa trên hệ thống tính điểm của AGA. Theo hệ thống này, một vài người chơi nghiệp dư mạng và cựu kì thủ chuyên nghiệp đã nhận được thứ hạng đến 9-dan nghiệp dư, mặc dù nói chung họ sẽ đăng kí vào khoảng 6 đến 7-dan trong các sự kiện quốc tế. Tương tự, một vài người chơi được trao thứ hạng 9-dan nghiệp dư theo hệ thống tính điểm của các máy chủ cờ vây trực tuyến.

Mặc dù những người chơi đạt được thứ bậc dan chuyên nghiệp thường mạnh hơn kì thủ dan nghiệp dư, trong thực chiến, một vài kì thủ 7-dan nghiệp dư mạnh nhất có một sức cờ ngang với một vài kì thủ chuyên nghiệp. Những kì thủ như vậy hoặc chưa từng cố gắng đạt được một thứ hạng chuyên nghiệp, hoặc chọn việc tiếp tục là kì thủ nghiệp dư vì họ không muốn có một sự nghiệp là kì thủ cờ vây.

Các thứ hạng chuyên nghiệp

Hệ thống xếp hạng chuyên nghiệp cũng tương tự như hệ thống nghiệp dư, trong đó nó được trao các thứ hạng dan sẽ tăng về mặt con số tương ứng với trình độ, tuy vậy, những khác biệt giữa các cấp độ là nhỏ hơn nhiều so với người chơi nghiệp dư, và không dựa trên số mục chấp được yêu cầu. Các thứ hạng dan chuyên nghiệp lên tối đa tới 9-dan, nhưng sự khác biệt về sức cờ giữa một kì thủ 1-dan và một kì thủ 9-dan nói chung không quá từ 2-3 mục chấp.

Để phân biệt giữa các thứ hạng dan chuyên nghiệp và dan nghiệp dư, các thứ hạng chuyên nghiệp thường được viết tắt là "p" (đôi khi được gọi là ping) và các thứ hạng nghiệp dư là "d". Không hề tồn tại những cách viết tắt như vậy trong quá khứ, và điều này nói chung từng không được dùng như một cách viết tắt trên Internet, nơi mà cách viết này tỏ ra phổ biến, nhưng không phải cho tất cả.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phân hạng và tính điểm trong cờ vây http://www.mechner.com/david/go/kyu.html http://gemma.ujf.cas.cz/~cieply/GO//gor.html http://gemma.ujf.cas.cz/~cieply/GO/gor.html http://gemma.ujf.cas.cz/~cieply/GO/statev.html http://www.pandanet.co.jp/English/commands/term/TO... http://www.nihonkiin.or.jp/lesson/knowledge-e/dank... http://senseis.xmp.net/?RankWorldwideComparison http://gobond.nl/Generiek/ToonPagina.php?Pagina=14 http://www.usgo.org/ratings/default.html http://www.usgo.org/resources/downloads/aga-rating...